Nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Hội đồng thẩm định Chương trình giáo dục phổ thông
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Hội đồng thẩm định Chương trình giáo dục phổ thông được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 9 Quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ 22/07/2017), như sau:
a) Giúp Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định chuẩn bị nội dung, chương trình làm việc và tổ chức các phiên họp của Hội đồng thẩm định;
b) Lập biên bản, báo cáo tổng hợp các ý kiến, kiến nghị trong các phiên họp của Hội đồng thẩm định; chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, trung thực về nội dung biên bản các cuộc họp của Hội đồng thẩm định;
c) Trong thời hạn không quá 5 (năm) ngày làm việc sau khi Hội đồng thẩm định có báo cáo kết luận phải tập hợp và chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan cho đơn vị chủ trì tổ chức thẩm định;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại khoản 4 Điều này;
Khoản 4 Điều này quy định như sau:
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng thẩm định
a) Được quyền yêu cầu cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan để phục vụ công tác thẩm định;
b) Nghiên cứu bản thảo chương trình, các tài liệu liên quan do đơn vị chủ trì tổ chức thẩm định cung cấp;
c) Tham gia đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng thẩm định; trình bày ý kiến nhận xét, đánh giá về dự thảo chương trình trong các cuộc họp của Hội đồng thẩm định; viết đánh giá, nhận xét về dự thảo chương trình theo các mẫu của Hội đồng thẩm định. Mỗi thành viên Hội đồng thẩm định không được vắng quá 1/4 (một phần tư) tổng số cuộc họp trong một quy trình thẩm định chương trình quy định tại Điều 11 Thông tư này. Trường hợp không tham gia cuộc họp của Hội đồng thẩm định thì phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định và gửi ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản đựng trong phong bì được niêm phong hoặc gửi qua thư điện tử cho người chủ trì trước thời điểm tổ chức cuộc họp;
d) Chịu trách nhiệm về các ý kiến nhận xét, đánh giá trong quá trình thẩm định chương trình;
đ) Được quyền bảo lưu các ý kiến cá nhân; được gửi các ý kiến cá nhân tới đơn vị chủ trì tổ chức thẩm định bằng văn bản;
Trên đây là những tư vấn trả lời cho câu hỏi: Thư ký Hội đồng thẩm định Chương trình giáo dục phổ thông có những nhiệm vụ và quyền hạn nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, vui lòng tìm và tham khảo thêm tại Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?